Đánh giá chi tiết Lenovo Thinkpad T490s
Ưu điểm Thinkpad T490s
- Kích thước mỏng nhẹ chỉ 1.27kg với phiên bản vỏ carbon
- Loại bỏ cổng RJ45 hay Gigabit Ethernet ít sử dụng và dễ hỏng
- Bổ sung phiên bản vỏ kim loại sang trọng
- Thời lượng pin đạt hơn 8 giờ làm việc
- Bàn phím đạt chất lượng tốt
Nhược điểm Thinkpad T490s
- Giá cao so với cấu hình được trang bị
- Máy nóng khi chạy liên tục các tác vụ nặng
- Chi phí thay bàn phím rất cao, nếu bị hỏng
Thiết kế của T490s
Thinkpad T490s có 2 phiên bản chính, bao gồm màu đen, được làm từ chất liệu sợi carbon CFRP siêu nhẹ, có đặc tính cơ học cao; còn với phiên bản màu bạc thì vật liệu chính được sử dụng là hợp kim nhôm. Vì thế, t490s màu bạc sẽ nặng hơn 200g so với phiên bản màu đen từ vật liệu nhẹ.
Cảm biến vân tay và logo Thinkpad trên laptop t490s mới nhập Mỹ
T490s có phần khung được làm từ hợp kim nhôm và magie cho khả năng chịu va đập tốt. Tuy nhiên, nếu dùng lực ấn mạnh ở phần giữa màn hình, tại mặt trên của máy thì vẫn bị lõm một chút. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thiết kế mỏng với kích thước màn hình 14 in khiến cho không gian giữa màn hình không có nhiều cấu kiện chịu lực. Bản lề được làm từ thép chất lượng cao, cho phép đóng mở máy nhẹ nhàng.
Phụ kiện đi kèm T490s Fullbox
Thinkpad t490s full box mới đầy đủ phụ kiện
Về phụ kiện đi kèm với Thinkpad T490s khá đơn giản, chỉ bao gồm sạc vuông 65w chuẩn USB Type C và sách hướng dẫn sử dụng. Cá nhân mình nhìn nhận, với CPU i5-8265u thì so với các dòng Elitebook của HP như 830 G5 hay 1030 G3 chỉ cần sử dụng sạc có công suất 45w là vừa đủ, không cần thiết kế thừa.
Màn hình Full HD độ phủ màu cao
T490s được trang bị màn hình kích thước 14 in, độ phân giải Full HD (1920×1080 pixel), nhưng độ sáng rất cao, đạt trên 400 nits. Với độ sáng này kết hợp tính năng chống chói đã cho phép chiếc Thinkpad này có thể hiển thị tốt ở điều kiện ánh sáng ngoài trời.
Nhiều người dùng có phần thất vọng khi một chiếc máy đỉnh cao, với giá không hề rẻ như T490s lại không được trang bị màn hình chuẩn Ultra HD hay 4k. Thực tế cho thấy, ở kích thước nhỏ 14 inch thì màn hình Full HD và Ultra HD gần như không có sự khác biệt trong trải nghiệm. Thay vào đó, màn hình T490s được đầu tư vào khả năng tái tạo màu – đây mới chính là thứ người dùng thật sự cần, độ phủ màu đạt 97.4% trên thang sRGB, gần như tương đương với kết quả 100% của màn hình 15.6 inch, độ phân giải Ultra HD của Dell Precision 5520.
Màn hình Full HD và webcam t490s
Webcam được cải thiện tốt
Hệ thống webcam giữ nguyên thông số phần cứng so với thế hệ trước, nhưng được cải thiện tính năng màn trập ThinkShutter cho phép chất lượng ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là T490s vẫn chưa được trang bị Camera IR nhận diện khuôn mặt – là tính năng bảo mật được nhiều hãng như Dell và HP trang bị trên các laptop doanh nhân chất lượng cao.
Bàn phím
Thiết kế bàn phím của T490s tương tự trên ThinkPad X1 Carbon, với việc bố trí cố định bàn phím trực tiếp vào khung máy. Sự thay đổi này khiến cho việc thay thế và sửa chữa bàn phím gặp nhiều khó khăn. Nếu bàn phím hỏng, khách hàng gần như phải thay toàn bộ mặt trên của máy, khá tốn kém. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của dòng Thinkpad T-series này là giúp nâng cao trải nghiệm gõ phím của người dùng. Nhờ vào việc bàn phím liền mạch với khung máy, cho phép độ phản hồi khi gõ phím cao hơn nhiều do lực được truyền trực tiếp từ khung máy, không phải từ vỏ máy như các dòng máy cùng phân khúc khác của HP và Dell.
Touchpad
T490s hoàn toàn giữ lại phần Touchpad với kích thước 10 x 6.5 cm của phiên bản T480s trước. Ứng dụng quản lý Touchpad của Microsoft hỗ trợ cử chỉ lên tới tối đa 4 ngón tay. Người dùng có thể click 2 phần chuột bắt đầu từ nửa dưới của touchpad, cho cảm giác bấm chắc chắn và tiếng kêu cũng rất êm. Lenovo cũng đã giữ lại thiết kếphần di chuột nằm cao hơn vị trí kê tay, giúp thao tác trên touchpad không gặp trở ngại.
CPU i5 và i7 tiết kiệm điện
Nằm ở phân khúc Laptop Business, T490s được trang bị CPU dòng tiết kiệm điện thuộc thế hệ Whiskey Lake, nhưng vẫn có 4 nhân và 8 luồng tính toán là i5-8265u và i7-8565u. So sánh với CPU i5-8250U ở thế hệ trước, xung nhịp tối đa của CPU được Intel điều chỉnh cao hơn một chút từ 3.4 GHz lên 3.9 GHz. May mắn là Intel vẫn cố gắng giữ mức tiêu thụ điện của i5-8250U ở 15w để có thể trang bị trên các laptop mỏng nhẹ.
Lưu ý, xung nhịp tối đa này thường chỉ đạt được ở vài nhân và trong ngắn hạn. Đối với người dùng sử dụng các phần mềm cần CPU tốc độ cao, Laptop eHouz xin giới thiệu chiếc Elitebook 1050 G1 là đỉnh cao của dòng Business của hãng HP.
Cổng kết nối T490s
So với thế hệ trước thì cổng kết nối của T490s gần như không có thay đổi đáng kể. Điểm khác biệt chỉ là cổng Gigabit Ethernet hay RJ45 đã bị loại bỏ để giảm thiểu kích thước và loại trừ khả năng thường xuyên bị đứt gãy của cổng này. Máy cũng được hỗ trợ cổng Lenovo Side Dock cho phép mở rộng kết nối với các thiết bị phụ trợ. Điều này giúp T490s có thể sử dụng cùng lúc 3 màn hình với độ phân giải tối đa là 4096×2160 pixels (24Hz) qua cổng HDMI 2.0 và màn hình cùng độ phân giải như trên nhưng có tần số làm tươi lên đến 60 Hz qua cổng Thunderbolt 3.0.