Đánh giá chi tiết Zbook 15 G4
Ưu điểm Zbook 15 G4
- Màn hình Full HD độ sáng cao
- Khung kim loại chắc chắn, chịu va đập tốt
- Viền bằng nhựa đàn hồi cao cấp, chống xước
- Bàn phím cải thiện nhiều so với thế hệ G3
Nhược điểm Zbook 15 G4
- Máy nóng khi chạy liên tục các tác vụ nặng
Thiết kế của HP Zbook 15 G4
HP ZBook 15 G4 là một chiếc máy trạm mạnh mẽ, nó mạnh hơn HP ZBook 15U, nó không di động bằng HP ZBook Studio nhưng nó lại nhỏ gọn hơn dòng ZBook 17 inch. Bạn không thể nhầm lẫn chiếc máy trạm di dộng này với một chiếc Ultrabook khi nó có trọng lượng 2.59 kg và có kích thước 386mm x 264mm x 25.4mm. Nó mỏng hơn và nhẹ hơn Lenovo ThinkPad P50 (kích thước 377.4mm x 252.3mm x 24.5 – 29.4mm, nặng 2.67kg), tuy nhiên vẫn nặng hơn so với Dell Precision 5520 (kích thước 357.23mm x 235.47mm x 11.48 – 16.82mm, nặng 1.78kg). Điều đó đã thể hiện rằng ZBook 15 G4 ưu tiên sức mạnh hơn tính di động, nếu bạn muốn một chiếc máy trạm mạnh mẽ mà tính di động cao thì ZBook Studio G4 sẽ dành cho bạn.
Cân nặng của HP Zbook 15 G4
Phần lớn trọng lượng của chiếc máy này đến từ phần cứng bên trong như pin, ổ cứng và Card đồ họa rời và một phần đến từ vỏ nhôm chắc chắn. HP sử dụng chất liệu hợp kim Magie bên trong để cắt giảm trọng lượng máy mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn MIL – STD 810G, HP ZBook 15 G4 được kiểm tra để vượt qua mọi thứ từ sốc, rung, các tai nạn mô phỏng.
Các phiên bản màn hình của Zbook 15 G4
Tương tự như ZBook thế hệ thứ 3, HP cung cấp cho người dùng bốn loại màn hình khác nhau. Phiên bản thấp nhất với độ phân giải FHD và sử dụng tấm nền TN, bạn cũng có hai tùy chọn cao hơn ở cùng độ phân giải FHD với tấm nền IPS trong đó có 1 tùy chọn cảm ứng. Đặc biệt ở phiên bản cao cấp nhất bạn sẽ có được một màn hình 4K Dream Color cho chất lượng hình ảnh vô cùng sắc nét, độ chuẩn màu cao.
Màn hình hiển thị của HP ZBook 15 G4 cũng mang lại độ sáng rất tốt với 320 nits. Đây là con số khá tốt vượt qua Lenovo ThinkPad P50 với 276 nits, tương tự như HP ZBook Studio G4 và Dell Precision 5520 (335 nits), kém hơn so với Macbook Pro (460 nits).
Cổng kết nối của HP Zbook 15 G4
HP ZBook 15 G4 được trang bị các cổng kết nối vô cùng ấn tượng với 3 cổng USB 3.0 (có một cổng hỗ trợ sạc), 2 cổng Thunderbolt 3, một cổng HDMI và VGA, một cổng Ethernet và một khe cắm thẻ nhớ SD.
Cấu hình của Zbook 15 G4
Như phiên bản trước của ZBook, HP cung cấp cho 15 G4 rất nhiều các tùy chọn cấu hình khác nhau, cấu hình thấp nhất với i5-7300HQ, RAM 8GB, SSD 256GB và Intel HD Graphics 630. Ngoài các tùy chọn Core i5, HP còn cung cấp các tùy chọn Core i7 và Xeon với Card đồ họa Nvidia hoặc AMD, màn hình FHD hoặc 4K UHD, khả năng nâng cấp lên đến 64GB RAM. Các tùy chọn khác cũng bao gồm đầu đọc cảm biến vân tay và đầu đọc thẻ Smart Card.
HP ZBook 15 G4 thực sự là một cỗ máy trạm di động tuyệt vời khi đáp ứng tốt những gì mà các chuyên gia đòi hỏi, những người sử dụng với các tác vụ nặng. Bạn hoàn toàn có thể bật 20 Tab xem video phát trực tiếp mà không hề có hiện tượng bị chậm.
Trên bài test GeekBench 4, HP ZBook 15 G4 đạt được 15.728 điểm tốt hơn so với Dell Precision 5520 (15.309 điểm) và MacBook Pro (15.170 điểm), trong khi HP ZBook Studio G4 tốt hơn với 16.908 điểm.
SSD được sử dụng cho ZBook 15 G4 cũng rất nhanh khi chỉ mất 10 giây để sao chép một tệp 4.97GB với tốc độ 508.9 MB/s. Nó là nhanh hơn so với Lenovo ThinkPad P50 (457.1 MBps) và Dell Precision 5520 (462.7 MBps) nhưng chậm hơn một chút so với ZBook Studio G4 (565.4 MBps).
Card đồ họa của Zbook 15 G4
Ngoài Card đồ họa Onboard, ZBook 15 G4 cũng được trang bị một Card đồ họa rời lên đến Nvidia Quadro M2000M với 4GB bộ nhớ GDDR5 chuyên dụng. Đây là một con quái vật đồ họa khi đạt được 151.677 điểm trên bài Test 3DMark Ice Storm Unlimited vượt qua hàng loạt các máy trạm khác như Dell Precision 5520 (143.124 điểm), HP ZBook Studio G4 (145.911 điểm), Lenovo ThinkPad P50 (120.890 điểm).
Bạn cũng hoàn toàn có thể tham gia thế giới trò chơi khi mà sức mạnh Card đồ họa của 15 G4 nằm giữa GTX 965M và GTX 1050 đủ để chơi các tựa game hot hiện nay với mức cài đặt thấp.