Đánh giá chi tiết Dell Precision 7530
Ưu điểm Precision 7530
- Kích thước khung máy giảm so với thế hệ trước
- Màn hình hiển thị đẹp, sắc nét, góc nhìn rộng
- Viền nhựa chống chịu va đập
Nhược điểm Precision 7530
- Thời lượng pin thấp do cấu hình cao
- Trọng lượng máy và cục sạc nặng
Thiết kế và vật liệu của Dell 7530
Precision 7530 dược thiết kế với vật liệu nhựa kết hợp kim loại cao cấp, kích thước nhỏ hơn đến 14% so với thế hệ trước là Dell 7520. Vật liệu nhựa cho phép máy có khả năng cách nhiệt và chống va đập tốt. Phần nắp máy vẫn được giữ nguyên thiết kế nhựa cao cấp làm cho phần logo Dell màu trắng nổi bật.
Thiết kế bên trong của Precision 7530
Phần bên trong của Dell 7530 được làm từ nhựa cao cấp, có khả năng chống trượt và cách nhiệt tốt, tạo cảm giác thoải mái khi kê tay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thì lớp nhung này của dòng Dell Precision lại khiến máy thường xuyên bám bụi, vân tay nhưng lại khó lau chùi.
Màn hình Full HD và 4K của Dell 7530
Về cơ bản, Precision 7530 vẫn được trang bị 2 loại màn hình kích thước 15.6 inch là Full HD và 4K (UHD) như phiên bản trước. Màn hình Full HD có độ phủ màu đạt 72% theo thang đo sRGB – thông số cao hơn chuẩn của các laptop phổ thông. Kích thước màn hình 15.6 inch phù hợp với các công việc đồ họa, tuy nhiên kích thước này vẫn chưa có nhiều khác biệt giữa độ phân giải Full HD và 4K. Độ phân giải 4K cho phép khả năng hiển thị màu lên đến 100% của thang đo sRGB, phù hợp với nhu cầu làm clip và chỉnh sửa ảnh.
CPU Core i thế hệ 8 và 9 trên Dell 7530
Dell Precision 7530 được trang bị bộ vi xử lý Intel® Core ™ và Xeon® 6 lõi / 12 luồng thế hệ thứ 8 và tối đa là Intel® Core ™ i9 – lần đầu tiên được trang bị trên một máy trạm di động. CPU thế hệ 8 này đã cải thiện tốc độ gần 50% so với thế hệ 7 trang bị trên Dell Precision 7520 thế hệ trước.
Quadro P1000, P2000 và P3200 trên Dell 7530
Phần đồ họa, Dell Precision 7530 được trang bị card màn hình AMD Radeon Pro ™ và NVIDIA Quadro® chuyên dụng cho các phần mềm AutoCAD, Revit, Inventor.
Với card màn hình Quadro, 7530 có tới 3 tùy chọn, cơ bản là P1000 và P2000 có dung lượng bộ nhớ đồ họa đạt 4GB. Cao cấp nhất là Quadro P3200 6GB cho phép xử lý tác vụ nặng, nhưng cục sạc đi kèm là 230w, cao hơn và nặng hơn mức thông thường là 180w.
Cổng kết nối phải của Dell Precision 7530
Dell Precision 7530 được trang bị hệ thống nhiều cổng kết nối đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng. Phần bên phải của 7530 được trang bị 2 cổng USB 3.0, 1 jack cắm tai nghe 3.5mm truyền thống, và khe khóa máy.
Cổng kết nối trái của Dell Precision 7530
Phần bên trái của 7530 được trang bị 2 cổng 1 cổng USB-Type C hay còn gọi là Thunderbolt 3.0, 1 đầu đọc thẻ SD và Đầu đọc thẻ thông minh (tùy chọn).
Phía sau của Dell Precision 7530
Phía sau của 7530 được trang bị nhiều cổng kết nối mở rộng như cổng kết nối mạng RJ45, 1 cổng Mini DisplayPort phiên bản 1.4, 1 cổng cấp nguồn với sạc 180w.
Ngoài ra, khe tản nhiệt của Dell 7530 được trang bị 2 cạnh bên của máy, khá phù hợp với việc bố trí quạt đẩy không khí nóng. Tuy nhiên, việc này lại gây khó chịu đối với người dùng sử dụng chuột khi để tay ở 2 cạnh bên.
Bàn phím của Dell 7530
Bàn phím của Precision 7530 được cải thiện nhiều so với thế hệ trước. Khung bàn phím được thu gọn cùng với kích thước của máy. Độ bám tốt cùng với hành trình phím sâu cho phép người dùng trải nghiệm tốt với các công việc đòi hỏi việc sử dụng bàn phím nhiều. Bàn phím số hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng các phần mềm CAD, Revit hoặc các phần mềm kỹ thuật khác đòi hỏi thao tác chính xác.
Touchpad của Precision 7530
Phần touchpad của 7530 được giữ nguyên thiết kế với 3 phím chuột đi kèm. 3 phím chuột này chiếm khá nhiều không gian thao tác và nếu sử dụng màn hình 4K thì người dùng buộc phải sử dụng trackpoint để di chuyển chuột nhanh hơn. Độ phản hồi tốt giúp cảm giác sử dụng máy được nâng cao, xứng đáng với giá tiền trên 25 triệu đồng cho 1 máy trạm đồ họa di động.