Đánh giá chi tiết Dell Precision 5520
Ưu điểm Dell Precision 5520
- Kích thước mỏng nhẹ chỉ 2.2kg nhưng cấu hình cao
- Màn hình 4k Cảm ứng sáng đẹp
- Vỏ nhôm sang trọng, phù hợp với môi trường văn phòng
- Phần nhựa cách nhiệt tạo cảm giác thoải mái
Nhược điểm Dell Precision 5520
- Màn hình 4k dễ hư hỏng khi va đập
- Máy nóng khi chạy liên tục các tác vụ nặng
- Bàn phím hay bị trượt, cảm giác gõ không tốt
Thiết kế Dell Precision 5520
Dell Precision 5520 là sản phẩm có thiết kế đơn giản, thanh thoát, đem lại cảm giác dễ chịu cho người dùng. Phần trên máy được phủ lớp sơn kim loại màu bạc. sáng bóng, logo Dell được khắc nổi bật. Màn hình vẫn giữ nguyên thiết kế Infinity Edge cho phép phần viền siêu mỏng chỉ dày 4mm. Nhờ thu gọn viền màn hình nên kích thước của 5520 chỉ tương đương với 1 chiếc laptop 14 in truyền thống, nhưng thực tế máy được trang bị màn hình lên đến 15.6 in. Trọng lượng 5520 thì tương đương HP ZBook Studio G4 chỉ 2.2kg, nhưng mỏng nhẹ hơn 7520 cùng cấu hình.
Độ bền Dell 5520
Dù được thiết kế với tiêu chí mỏng nhẹ, khưng phần khung máy được cấu tạo bằng thép, cho phép máy có thể hoạt động bình thường trong điều kiện khắc nghiệt như rung lắc, bụi và độ ồn lớn trong bài test đạt chuẩn MIL-STD 810G của quân đội Mỹ . Nhìn chung, 5520 toát lên vẻ đẹp đơn giản, sang trọng và thật sự hấp dẫn các tín đồ của dòng Dell Precision.
Màn hình 4K Dell 5520
Precision 5520 hỗ trợ màn hình chống chói Full HD IPS hoặc màn hình 4K Ultra HD IGZO Cảm ứng đa điểm. Viền màn hình Infinity Edge có độ phân giải 4K Ultra HD với hơn 8 triệu điểm ảnh cho chi tiết hình ảnh sống động nhờ độ tái tạo màu hoàn hảo, đạt 100% theo thang sRGB.
Độ sáng màn hình Dell Precision 5520
Về độ sáng, 5520 đạt độ đến 335 nits, cao hơn so với ZBook Studio G3 (241 nits) và Lenovo ThinkPad P50 (276 nits). Độ sáng đó cho góc nhìn chuẩn xác với góc nhìn lên đến 178 độ.
Bàn phím Dell Precision 5520
Bàn phím chính là điểm trừ lớn nhất của Dell 5520. Bàn phím tương tự trên 5510, với hành trình ngắn, không có độ bám tốt, khiến người dùng đôi khi gõ nhầm lẫn hoặc thao tác chậm hơn so với các đối thủ HP và Thinkpad cùng phân khúc. Tuy nhiên, máy được thiết kế mỏng nhẹ nên việc nâng cấp bàn phím gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, phải đến phiên bản Precision 5550 thì Dell mới thay đổi hoàn toàn bàn phím này.
Precision 5520 được trang bị bàn phím có đèn nền LED với 3 mức sáng khác nhau, cho phép tùy chỉnh theo ánh sáng môi trường làm việc. Tuy nhiên, cảm biến vân tay không được trang bị trên máy, đã làm giảm tính bảo mật toàn diện và ngăn chặn truy cập dữ liệu trái phép trên máy.
CPU trên Dell 5520
Bộ xử lý Intel Core và Xeon E3 1505M v6 thế hệ 7 mang lại cho Dell Precision 5520 hiệu năng xử lý cực kỳ mạnh mẽ. Ngoài ra, máy còn có tùy chọn i7 thế hệ 6, và i7 thế hệ 7 cho phép người dùng tiếp cận dòng cao cấp này của Dell ở mức giá rẻhơn.
Card đồ họa Precision 5520
Card đồ họa Ndivia Quadro M1200 4GB cho hiệu năng cao hơn Ndivia Quadro M1000M và Ndivia Quadro M2000M khi kiểm tra thực tế bằng 3D Mark. Phần cứng này hoàn toàn phù hợp với thao tác dựng hình trên phần mềm Revit, AutoCAD, nhưng sẽ quá sức khi render trực tiếp do phần tản nhiệt không hiệu quả.