Chuyển tới nội dung

NVIDIA GeForce MX350 trên laptop phổ thông giá rẻ

NVIDIA GeForce MX350 trên laptop HP Dell Thinkpad

Card màn hình GeForce MX350 là dòng cơ bản cho laptop chơi game vừa được hãng Nvidia tung ra thị trường vào đầu năm 2020. Theo thông số của hãng thì MX350 sử dụng bộ xử lý GP107 tương đương với Nvidia GeForce GTX 1050, nhưng băng thông bị cắt giảm 1 nửa, chỉ còn 64 bit. Nhờ việc cắt giảm này, giá bán của card này trở nên rất tốt và đang được trang bị trên các laptop phổ thông bày bán năm 2021.

Card màn hình NVIDIA GeForce MX350 là gì?

Thời điểm phát hành

Tháng 2, 2020, nhằm giảm bớt cơn khát card đồ họa trên laptop phổ thông, Nvidia đã tung ra thị trường dòng Card màn hình giá rẻ GeForce MX350. Theo thông số của hãng thì MX350 sử dụng bộ xử lý đồ họa GP107 trên kiến trúc Pascal có 640 nhân tính toán, tương đương với Nvidia GeForce GTX 1050 đình đám thời điểm 2015 – 2016. Tuy nhiên, băng thông bộ nhớ của card MX350 này bị cắt giảm chỉ còn 64 bit nhưng vẫn sử dụng nền tảng GDDR5.

Chip xử lý đồ họa

GeForce MX350 được Nvidia trang bị bộ xử lý đồ họa GP107-670-A1 – sản xuất trên tiến trình 14 nm FinFET tại Samsung. GP107 được trang bị thêm một số tính năng mới như hỗ trợ cổng kết nối DisplayPort 1.4 , HDMI 2.0b, HDR, Simultaneous Multi-Projection (SMP) và cải thiện khả năng xử lý video nén theo công nghệ H.265 (PlayReady 3.0). 

Các công nghệ nổi bật

Công nghệ Nvidia GPU Boost 3.0

Tương tự như công nghệ Turbo Boost trên CPU của Intel, Nvidia đã cho ra đời công nghệ GPU Boost và phiên bản hiện tại là 3.0. Công nghệ ngày giúp đẩy xung nhịp cơ bản của bộ xử lý đồ họa của các dòng card màn hình lên cao hơn trong thời gian ngắn, nhưng vẫn đảm bảo độ ổn định và khả năng tản nhiệt của hệ thống. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý đồ họa cũng như render 3D hay video trong thời gian ngắn, từ đó giúp giảm chi phí đầu tư và tăng trải nghiệm của người dùng. Tuy nhiên, việc ép xung này sẽ khiến cho card màn hình phải hoạt động ở mức độ cao hơn nên cùng với đó máy tính sẽ nóng lên khá nhiều và quạt chạy hết công suất và tạo tiếng ồn lớn hơn.

GPU Boost hiểu cơ bản là việc Nvidia đã thay đổi thuật toán trong bộ điều khiển phần cứng (Driver) cho phép các dòng Card đồ họa cũ có thể hoạt động ở mức xung nhịp cao hơn. Công nghệ này còn giúp hạn chế việc người dùng tự điều chỉnh firmware mặc định của nhà cung cấp và có thể làm hỏng card màn hình.

So sánh công nghệ GPU Boost 3.0 và 2.0

Công nghệ Nvidia GameWorks

GameWorks là phần mở rộng dành cho các nhà phát triển game sử dụng công nghệ và phần cứng của Nvidia. Phần mở rộng này cho phép các nhà phát triển cải thiện các hiệu ứng thực tế vào trong game, bao gồm: tăng cường hiệu ứng cháy nổ, khói và sương mù, ánh sáng, đổ bóng, giả lập con người và nhiều hiệu ứng khác. Những hiệu ứng này giúp game trở nên sống động, chất lượng hình ảnh và độ chân thực được cải thiện.

Người dùng có thể theo dõi hoạt động của các nhà phát triển game và sự hỗ trợ của Nvidia tại diễn dàn GameWorks for Developer tại đây.

Công nghệ GameWork mới của Nvidia trên card màn hình

Hỗ trợ Microsoft DirectX phiên bản 12

Đây là một phần mềm hỗ trợ điều khiển bộ xử lý đồ họa do Microsoft xây dựng. Phần mềm này giúp phần cứng đồ họa và phần mềm trên nền tảng Windows tránh bị xung đột và chạy ổn định. Theo Microsoft, DirectX 12 cho phép tăng đến 10% hiệu suất đồ họa so với thế hệ phần mềm trước. Dưới đây là các cải thiện đáng giá của DirectX 12:

  • Hiệu suất tốt hơn đến 10% so với các phiên bản trước
  • Tối ưu hóa tính năng của bộ xử lý đa nhân
  • Hiệu ứng đổ bóng chân thực
  • Công nghệ xử lý bề mặt đặc sắc
  • Hiệu ứng chuyển động mượt mà
  • Hiệu ứng 3D chi tiết cao
  • Có tính năng cân bằng tải, hỗ trợ xử lý đồ họa đa luồng
  • Đưa hiệu ứng đồ họa trên game về gần với hiệu ứng ngoài đời thực
  • Tối ưu thuật toán Bump Mapping
  • Độ phân giải và mức độ chi tiết của hình ảnh đồ họa cải thiện
  • Giao diện lập trình ứng dụng Direct Compute giúp tăng tốc đồ họa trên các phần mềm Adobe Premiere Pro.
  • Có khả năng phóng lớn (Scalability) dành cho hình ảnh
Ứng dụng DirectX 12 của Microsoft

Sức mạnh của NVIDIA GeForce MX350 so với GTX 960M và 1050

Để so sánh sức mạnh của MX350 so với các dòng card màn hình thế hệ cũ hơn như GTX 960M và 1050 là điều khó. Tuy nhiên, ở một số dòng game thì người dùng cho rằng hiệu năng của MX350 gần tương đương, và tốc độ khung hình cho ra chỉ thấp hơn GTX 1050 khoảng 5%.

Sức mạnh của card đồ họa nvidia geforce mx350

NVIDIA GeForce MX350 hoạt động tốn bao nhiêu W?

Về công suất của GeForce MX350, nhiều thử nghiệm của người dùng và cả thông số do Nvidia đưa ra thì card tiêu tốn khoảng 20W. Như vậy card đồ họa này có thể tích hợp tốt trên các dòng laptop mỏng nhẹ ở phân khúc phổ thông. Và đó cũng là điểm vượt trội về mức tiêu thụ điện 40W của GTX 1050 vốn chỉ có thể trang bị trên các laptop to dày 15.6 in trở lên. Dưới đây là lượng điện tiêu thụ của MX350 trên Xiaomi Mi NoteBook 14 Horizon Edition và Asus Vivobook 15 K513EQ.

Lượng điện tiêu thụ của Geforce MX350

GeForce MX350 có thông số kỹ thuật ra sao?

Dưới đây là thông số kỹ thuật của card đồ họa MX350 được cung cấp từ Nvidia:

Điểm số GeForce Performance

Lên tới 2.5X1

Chuẩn bộ nhớ

GDDR5

Hỗ trợ NVIDIA® Optimus®

Phiên bản NVIDIA GPU Boost™

3.0

Hỗ trợ NVIDIA GameWorks™

Hỗ trợ NVIDIA® SLI®-Ready

Không

Phiên bản Microsoft DirectX

Từ 12 đến 12.1

Phiên bản Vulcan API

1.1

Phiên bản OpenGL hỗ trợ

4.6

Phiên bản OpenCL hỗ trợ

1.2

Hỗ trợ Windows 7, 8, and 10

Giao tiếp PCI Express 3.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Học Xây dựng, nhưng lại đam mê máy tính, nên cuối cùng em Thái Pham - 18 tuổi dành tâm huyết với nghề cài win, viết bài và bán laptop dạo.