Chuyển tới nội dung

Bộ 256 câu hỏi và đáp án bảo vệ Đồ án Đường

Hướng dẫn revit structure 2015

Laptop eHouz xin gửi đến bạn đọc Bộ 256 Câu hỏi và Đáp án Bảo vệ Đồ án Đường của Khoa Xây dựng, Đại học Bách Khoa Tp.HCM.

Tổng hợp 176 câu hỏi bảo vệ

Câu 1. Trình tự và nội dung thi công cống?

1-Chuẩn bị: vật liệu, ống cống đến hiện trường thi công

2-Căm cọc tim cống, giác móng, xác định phạm vi thi công

3-Đào móng cống

4-Xây móng

5-Đặt ống cống: đặt từ hạ -> thượng lưu để đễ điều chỉnh

6-Làm mối nối

7-Xây tường đầu hoặc tường cánh, hố tụ, gia cố

8-Đắp đất 2 bên cống: đắp đều 2 bên, và đắp thành từng lớp

9-Thông dòng.

Câu 2.Các loại đất thường sử dụng để đắp nền đường?

Các loại đất thường sử dụng để đắp nền đường là 

-Đất cát : kém dính, c = 0. Sử dụng được cho mọi loại nền đường, nhất là các đoạn đường chịu ảnh hưởng nhiều của nước.

-Đất sét: c lớn, cường độ cao tuy nhiên kém ổn định nước.

-Cấp phối, sỏi đồi:Cường độ cao, trong thành phần vẫn chứa sét nên cũng kém ổn định nc. Thường làm lớp trên cùng của nền đường( thay đất).

-Đất á sét, á cát: Là loại đất có tính chất ở mức độ trung bình giữa đất cát và đất sét.

Căn cứ để phân loại đất là chỉ số dẻo Ip.( 1->7: á cát; 7->17: á sét; >17 : sét)

Câu 4. Lên khuôn đường? cách tính khối lượng nền?

*Lên khuôn đường nhằm xác định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang đảm bao thi công đúng thiết kế.

Đối với nền đắp, công tác lên khuôn đường bao gồm việc xác định cao độ đắp đất tại trục đường và mép đường, xác định chân ta luy.

Đối với nền đào, các cọc lên khuôn đường phải rời khỏi phạm vị thi công, trên các cọc này phải ghi lý trình và chiều sâu đào đất, sau đó phải định được mép taluy nền đào.

*cách tính khối lượng nền: Khối lượng đào đắp của nền được tính theo nguyên tắc: Khối lượng thi công của đoạn có chiều dài từ mặt cắt A đến mặt cắt B bằng giá trị trung bình thi công của 2 mặt cắt A và B nhân với chiều dài đoạn AB.

Câu 5. Căn cứ chọn dốc mái taluy?

Đối với nền đường đào hoặc đắp căn cứ vào loại vật liệu đắp(đào) và chiều cao đắp(đào) mà ng ta chọn các độ dốc mái taluy khác nhau. Đc quy định rõ trong bảng 24, 25 quy trình 4054-2005.

Câu 6.Căn cứ chọn máy thi công nền đường?

Chọn máy thi công nền đường phải theo các căn cứ sau :

1,Khi chọn máy phải chọn máy chính trước, máy phụ sau, máy phụ phải đảm bảo phát huy tối đa năng suất của máy chính.

2,Khi chọn máy phải xét 1 cách tổng hợp: tính chất công trình, điều kiện thi công khả năng cung cấp máy móc đồng thời phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật.

-TC công trình bao gồm: Loại nền đường( đào hay đắp); chiều cao đắp; cự ly vận chuyển; khối lượng công việc

-Đk thi công bao gồm: Loại đất; Đk địa chất thủy văn; Đk thoát nước mặt; Đk vận chuyển; Đk khí hậu; ĐK cung cấp vật liệu cho máy làm việc.

3,Khi chọn máy nên giảm số loại máy khác nhau trong cùng 1 đội máy và nên dùng loại máy làm được nhiều công việc khác nhau.

4,Khi sử dụng máy thì phải tìm mọi biện pháp để máy làm việc với năng suất cao nhất. (Tăng số ca làm việc trong 1 ngày; Tăng hệ số sử dụng thời gian; Tăng khối lượng hoàn thành trong 1 chu kỳ làm việc; Rút ngắn thời gian cuẩ 1 chu kỳ làm việc để hoàn thành khối lượng công việc Q)

Câu 14. Nội dung công tác kiểm tra và nghiệm thu nền đường?

-Kiểm tra độ chặt, kiểm tra cường độ đất nền ( E), kiểm tra độ bằng phẳng. kiểm tra kích thước nền đường(bề rộng,cao độ,dốc dọc,dốc taluy); đo CBR nếu cần

Câu 15.Dùng ống cống như thế nào ?

Cống bao gồm  2 loại : Cống địa hình và cống cấu tạo

-Cống địa hình được bố trí tại các vị trí cắt qua các dòng suối nhr hay cắt qua khe tụ thủy mà khi mưa sẽ hình thành dòng chảy.

-Cống cấu tạo được bố trí chủ yếu để thoát nước trên mặt đường và trên mái taluy có lưu lượng nhỏ, cống cấu tạo bố trí theo quy trình mà không cần tính toán.

  • Cố gắng đi tuyến sao cho cắt vuông góc với dòng chảy.
  • Vai nền đường phải cao mực nước dâng trước cống tối thiểu 0.5m với cống không có áp và bán áp có khẩu độ nhỏ hơn 2m, cao hơn 1m với cống có khẩu độ lớn hơn 2m.
  • Đường có cấp hạng cao thì hướng cống và cầu nhỏ phụ thuộc hướng tuyến. Khi vượt qua các dòng suối mà địa chất chắc và ổn định thì có thể chuyển vị trí cống lên lưng chừng suối để giảm bớt chiều dài và dễ thi công.
  • Phải đảm bảo chiều dày đất đắp trên cống tối thiểu là 0.5m hoặc phải đủ bố trí chiều dày của lớp kết cấu mặt đường nếu chiều dày kết cấu lớn hơn 0.5m.
  • Cống để thoát nước rãnh dọc gọi là cống cấu tạo. Cự ly cống cấu tạo không lớn hơn 300 – 350m đối với rãnh hình thang, không > 250m đối với rãnh hình tam giác.
  • Nên dùng cống tròn là BTCT vì rẻ và tiện cho thi công cơ giới. Cống vuông dùng cho lưu lượng lớn hơn cao độ nền đắp hạn chế.

Câu 16.Nguyên lý sử dụng vật liệu làm mặt đường?

-Nguyên lý đá chèn đá 🙁 đá có kích cỡ tương đối đồng đều) Nhờ vào tác dụng chèn móc , ma sát giữa các hòn đá để tạo nên cấu trúc tiế xúc có cường độ nhất định +Ưu: rẻ, thi công đơn giản,dễ kiểm tra, khống chế.

+Nhược: Chịu lực ngang kém, tốn công lu, yêu cầu đá gốc phải có cường độ cao -Nguyên lý lát xếp: Sử dụng vật liệu đúc sẵn hay gia công sẵn để xếp lại với nhau +Ưu:đẹp, vật liệu cung ứng đầy đủ và kịp thời.

+Nhược : Phụ thuộc vào cường độ và độ bằng phẳng của vật liệu sẵn, thi công bằng thủ công=> tốn kém. 

-Nguyên lý cấp phối: hạt nhỏ chèn lấp vào lỗ rỗng các hạt to tạo nên 1 kết cấu đặc chắc, đồng thời nhờ vào ma sát hình thành nên cường độ .

+Cấp phối liên tục : d1/d2 = d2/d3 = …. = ½ 

  G1/g2 = g2/g3 = …….= 0,81.

+Cấp phối gián đoạn : hạt lớn lớn hơn 4-6 lần hạt nhỏ.

+Các loại vl theo nguyên lý cấp phối : CPĐD, BTN, BTXM, CPĐ, CPĐ D gia cố XM. -Nguyên lý đất gia cố :Vật liệu đất đc làm nhỏ và trộn thêm  một lượng chất vô cơ hoặc hữu cơ nhằm thay đổi một cách cơ bản cấu trúc và tính chất cơ lý của đất theo hướng có lợi .

Câu 16.Nguyên lý đắp nền đường bằng đất?

-Nếu chỉ dùng 1 loại đất thì về nguyên tắc đắp đấ theo từng lớp  từ dưới lên trên. Trước khi đắp lớp trên phải đầm nén lớp dưới đến độ chặt yêu cầu.

-Nếu dùng nhiều loại đất để đắp phải tuân thủ theo nguyên tắc sau :

+Không dùng loại đất khó thoát nước bao kín đất dễ thoát nước.

+Các loại đất khác nhau nên  đắp thành từng lớp khác nhau

+Nếu lớp thoát nước tốt ở trên lớp khó thoát nước  thì bề mặt lớp KTN làm dốc 23%.Nếu ngược lại thì bề mạt lớp TNT có thể làm bằng phẳng.

+Đất đắp ở cống  phải đều 2 bên để tránh xê dịch cống, chiều dày tối thiểu trên đỉnh cống là 0,5m. Tốt nhất nên dùng loại khó thoát nước. Nếu đắp bằng đá phải loại các viên đá có d>15cm ra khỏi khu vực cống mỗi bên 1,5D ( D là đường kính cống ).

+Trong 1 lớp nếu có 2 loại đất thì bề mặt tiếp xúc phải được đánh vát.

+Sau mố cầu dùng đất TNT để đắp .

+Khi thi công nền đường nâng cấp cải tạo tốt nhất dùng loại đất giống đất nền đường cũ để đắp hoặc dùng đất TNT để đắp. bề mặt tiếp xúc nên đánh cấp.

Câu 17. Cách chọn lu đầm nén mặt đường?

-Trong quá trình lu lèn thì giữa các hạt hình thành cường độ chống lại sự biến dạng, cường độ đó tăng dần theo thời gian và được gọi là sức cản đầm nén. Vì vậy khi lu cần chọn  lu nhẹ trước, lu nặng sau 

Download toàn bộ

Vui lòng chờ tạo link download.

Minutes
Seconds

Các Đồ án môn học khác tại Bách Khoa

Phần Thiết kế

1/ Căn cứ lựa chọn cấp hạng kỹ thuật: ­ 
– Chức năng của đường ­; Lưu lượng xe năm tương lai Nt (xcqđ/ngđ)

2/ Nguyên tắc vạch tuyến trên bình đồ
–  Hướng tuyến qua 2 điểm là gần nhất ­
– Khi tuyến đi qua đường tụ thủy thì nên vuông góc với dòng chảy (đường tụ thủy) ­
– Khi vạch tuyến cần chú ý các điểm khống chế trên bình đồ(khu dân cư, khu công nghiệp..) mà tuyến phải đi qua.

3/ Phân biệt địa hình thuộc khu vực thiết kế? ­ 
Dựa vào độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi:
o Nếu ≤ 30% là địa hình Đồng bằng và đồi.
o Nếu >30% là địa hình núi (tính bằng cách vẽ các đường vuông góc tại các đỉnh sườn dốc sau đó tính i trung bình)

4/ Bố trí cầu, cống dựa vào đâu: ­ 
Dựa vào Qp% . ­ Qp% dựa vào diện tích lưu vực F, lượng mưa ngày Hp% và một vài yếu tố khác. (p% là tần suất TK ).
* Khi TK cống và cầu nhỏ: ­ Đường cao tốc: p=1% ­ Đường cấp I và II: p=2% ­ Đường cấp III và VI: p=4% ­ Cầu lớn và trung (L>25m): p=1%

Rãnh biên và rãnh đỉnh: p=4% (tần suất TK p=1% nguy hiểm hơn p=4%)

5/ Căn cứ lựa chọn bán kính đường cong nằm ­
Cấp hạng kỹ thuật của đường, vận tốc ­ Phù hợp điều kiện địa hình (nên chọn từ tối thiểu thông thường trở lên)

6/ Khi nào bố trí đường cong chuyển tiếp, tác dụng: ­
Vtk >= 60 km/h. Tác dụng của đường cong chuyển tiếp ­ Để lực ly tâm thay đổi một cách từ từ ­ Đảm bảo góc ngoặc của bánh xe trước thay đổi một cách từ từ ­ tuyến đường nhìn hài hòa êm thuận hơn, đảm bảo an toàn cho hành khách và người lái xe.

7/  Khái  niệm   siêu  cao  là  gì?  tác  dụng,  có mấy  phương  pháp quay siêu cao, ưu nhược điểm: ­ 
Siêu cao là dạng cấu tạo mặt cắt ngang đường có một mái dốc và hướng về phía bụng của đường cong. ­ Tác dụng: Làm giảm lực ngang (trọng lượng G ngược chiều lực ly tâm C) ­ Có hai phương pháp quay siêu cao:
o Quay siêu cao quanh tim.
o Quay siêu cao quanh mét mặt đường phần xe chạy ­
Ưu nhược điểm:
o Quanh tim: ­ Ưu điểm: độ dốc dọc đường không tăng. ­
Nhược điểm: mép trong của mặt đường bị hạ thấp trong đoạn ngắn gây khó khăn cho việc chạy xe và khó khăn cho việc thoát nước
o Quay quanh mép mặt đường phần xe chạy: (ngược lại). ­
Phạm vi áp dụng:
o Quay tim: đối với nền đường đắp cao.
o Quanh mép mặt đường: đối với nền đường đào, đường đắp thấp. 8/ Khi nào vừa không phải bố trí đường cong chuyển tiếp, vừa không phải bố trí siêu cao? ­ Vtk < 60km/h thì không cần bố trí đường cong chuyển tiếp. ­ Bán kính lớn hơn bán kính tối thiểu không cần bố trí siêu cao đối với từng cấp đường.

9/ Có mấy phương pháp vạch tuyến trên bình đồ? ­
 Có ba phương pháp
o Đi trên đường phân thủy: tuyến ít gặp vị trí tụ thủy, địa chất tốt.
o Đi ven sườn đồi: địa hình tuyến bị chia cắt, đào đắp nhiều.
o Đi theo thung lũng sông: tuyến nhìn thoải nhưng có thể điều kiện địa chất không tốt và cần chú ý nước ngập bên đường.

10/ Hãy nêu các điểm khống chế trên trắc dọc? ­
Điểm đầu và cuối tuyến ­ Vị trí tuyến giao với đường giao thông hoặc đường sắt. ­ Tại vị trí tuyến cắt qua đường tụ thủy ­ Tại vị trí tuyến vượt đèo

11/ Khi nào bố trí đường cong đứng ­
Khi góc gãy w >= 1% đối với đường có vận tốc >= 60km/h ­ Khi góc gãy w >= 2% đối với đường có vận tốc < 60km/h ­ Cùng dấu thì trừ nhau ­ Khác dấu thì cộng nhau

12/ Căn cứ để lựa chọn bán kính tối thiểu của đường cong đứng lồi và đường cong đứng lõm.? ­ Đường cong đứng lồi: đảm bảo tầm nhìn vào ban ngày. ­ Đường cong đứng lõm: đảm bảo nhíp xe không bị quá tải, đảm bảo tầm nhìn vào ban đêm. ð Nên chọn từ tối thiểu thông thường trở lên, phù hợp địa hình.

13/  Tại sao biết cống địa hình và cống cấu tạo? ­
Cống địa hình: những chỗ trũng trên tuyến mà khi mưa xuống nước sẽ đổ về. ­
Cống cấu tạo: dùng để thoát nước cho đoạn rãnh biên quá dài (ĐK cống min = 0.75m), không tính thủy lực.

14/ Phương pháp đi đường đỏ? ­ 
Có ba phương pháp đi đường đỏ:
o Phương pháp đi bao: đồng bằng.
o Phương pháp đi cắt: địa hình núi.
o Phương pháp hỗn hợp: đồi cao, núi.

15/ Đường đen, đường đỏ, mức so sánh là gì? ­
Đường đen là đường thể hiện cao độ mặt đất ngay tại các cọc ở vị trí tim đường đo trực tiếp tại hiện trường. ­ Đường đỏ thể hiện cao độ thiết kế khi thi công hoàn chỉnh. ­ Mức so sánh là một đường thẳng để bố trí hài hòa bản vẽ.

16/ Độ dốc dọc nhỏ nhất, độ dốc dọc lớn nhất? ­
Độ dốc dọc nhỏ nhất: Đường đắp cao i dốc min=0% Đường đào và đắp thấp i dốc min =0.5% (vì có rãnh biên thoát nước). ­ Độ dốc dọc lớn nhất: dựa vào 2 điều kiện:
1/ Sức kéo idmax
2/ Sức bám idmax ó Lấy min của hai điều kiện trên

17/  Chiều  dài  nhỏ  nhất  của  đoạn  dốc,  chiều  dài  lớn  nhất  của đoạn dốc? ­
Chiều dài nhỏ nhất của đoạn dốc phải đảm bảo bố trí tối thiểu hai đường cong đứng. ­ chiều dài lớn nhất của đoạn dốc phụ thuộc vào độ dốc dọc của đoạn đường và vận tốc thiết kế (bảng tra 17).

18/ Có những loai cọc nào trên tuyến? ­
Cọc Km, cọc 100m, các cọc trong đường cong (NĐ, TĐ, P, TC, NC), những cọc có ở vị trí địa hình thay đổi (sông, tụ thủy) C, S1, S2…

19/ Cao độ khống chế tại cống xác định dựa vào 2 đk sau? ­
 Đảm bảo vai đường cao hơn mực nước dâng trước công trình 0.5m. ­ Đảm bảo chiều dày tối thiểu của lớp đất đắp trên cống 0.5m hoặc đủ bố trí lớp kết cấu áo đường.

20/ Tại sao Qp% nhỏ nhưng vẫn bố trí cầu? ­
Dòng chảy có vật trôi. ­ Đòi hỏi độ thông thuyền.

21/ Cống làm việc ở những chế độ nào? ­
Có áp H >=1.4 x hcv (miệng dạng dòng chảy). ­ Bán áp H>= 1.2hcv ­ Không áp H<= 1.2hcv. § H<=1.4 hcv (cống có miệng dạng dòng chảy).

22/ Có mấy dạng dòng chảy dưới cầu? ­
Chảy tự do h <= 1.3 hk ­ Chảy ngập h > 1.3 hk

23/ Mái đắp và mái đào phụ thuộc vào gì? ­
Taluy đắp phụ thuộc vào vật liệu đắp và chiều cao đắp (bảng 24 và 25). ­ Taluy đào phụ thuộc địa chất tại chỗ và chiều sâu đào.

24/ Có mấy hình thức gia cố rãnh biên? ­
<2%: không cần gia cố. ­ 2 – 3% gia cố lát cỏ ­ 3 – 5% gia cố xây đá. ­ >5% gia cố bê tông xi măng.

25/ Có những dạng đường cong chuyển tiếp? ­
Đường cong chuyển tiếp dạng clotoit. ­
Đường cong chuyển tiếp dạng hoa thị. ­
Đường cong chuyển tiếp dạng parabol bậc 3. ­
Đường cong chuyển tiếp dạng nhiều bán kính nối với nhau.

26/ Quỹ đạo xe chạy nằm như thế nào? ­
Cách mép mặt đường 1.5m. ­ Cách mặt đường xe chạy 1m.

27/ Trình tự quay siêu cao? ­ xem thiết kế hình học đường ô tô

28/ Trình tự thiết kế cong đứng theo phương pháp Atônôp ­
Xác định tiếp tuyến T của đường cong đứng. ­ Từ đỉnh đo xuống một đoạn 1 được điểm TĐ. ­ Từ đỉnh đo xuống một đoạn 2 được điểm TC. ­ Vị trí từ đỉnh đường cong cách TĐ một doạn X1,Y1, và cách TC một đoạn X2,Y2 ­ ó Đây là dạng đường cong đứng parabol bậc hai. o Có hai dạng đường cong đứng: ­ Dạng Parabol bậc hai. ­ Dạng đường cong tròn. ( )

 29/  Có  mấy  phương  pháp  cắm  cọc  chi  tiết  trong  đường  cong nằm. ­
Phương pháp tọa độ vuông góc. ­ Phương pháp tọa độ cực. ­ Phương pháp dây cung.

30/  Phương  pháp  xác  định  phạm  vi  phá  bỏ  chướng  ngại  vật trong đường cong nằm Z. ­ Phương pháp đồ giải. (giải thích cách vẽ?) ­ Phương pháp giải tích.

31/ Khi nào bố trí rãnh đỉnh? ­
Khi sườn dốc dài, lượng nước thoát về rãnh biên không chảy kịp. ­ Rãnh biên để thoát nước ½ phần mặt đường và phần đất dành cho đường.

32/ Kích thước mặt cắt ngang rãnh. ­
Đáy 0.4m, sâu không quá 0.8m. ­ Rãnh đỉnh không sâu quá 1.5m. ­ Độ dốc rãnh biên bằng độ dốc dọc của đường (tối thiểu 0.5%).

33/ Nêu trình tự thiết kế cống? ­
Có Qp % ­ chọn phương án khẩu độ, kiểm tra thoát nước của cống về mặt thủy lực Qc ­ So sánh Qc >/ Qp% sai số < 5% thì phương án chọn phù hợp

34/ Trình tự thi công cống. ­

35/ Nguyên tắc điều phối dọc là : khối lượng đào = khối lượng đắp

36/ Vận tốc thiết kế là gì? ­
Là vận tốc dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tuyến đường trong điều kiện địa hình khó khăn ­ (vận tốc thiết kế khác vận tốc cho phép lưu hành ở trên đường. Vận tốc cho phép lưu hành ở trên đường phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và tình trạng mặt đường )

37/ Lưu lượng xe là gì? ­
Lưu lượng là số xe con quy đổi từ các loại xe khác nhau thông qua 1 mặt cắt ngang đường trong 1 đơn vị thời gian và tính cho năm tương lai

38/ Chức  năng  của  đáy móng:
khi V>=  80km/h  ; E<  50 Mpa mới cần bố trí lớp đáy móng ­ Tạo mặt bằng thi công ­ Chống nước thấm từ dưới lên và từ trên xuống ­ Tạo hiệu ứng đe trong thi công ­ Tạo lòng đường đồng nhất về cường độ Khuyến cáo : nên chọn vật liệu cấp phối thiên nhiên loại tốt 39/ Một số quy định quy đổi các loại trục xe khác nhau về trục xe tính toán ­ < 25 KN bỏ qua không tính ­ Cụm trục với trọng lượng các trục như nhau ­ Khoảng cách các trục < 3m xét đến hệ sô C1 ­ Khoảng cách các trục > 3m coi như các trục riêng lẻ

40/ Nguyên tắc chọn kết cấu mặt đường ­
Chiều dày tăng dần từ trên xuống dưới ­ Môdun giảm dần phù hợp với biểu đồ phân bố ứng suất ­ Chiều dày min không được nhỏ hơn 1,5 Dmax hạt cốt liệu

41/ Kiểm toán kết áo đường như thế nào? ­ Kiểm toán về độ võng đàn hồi cho toàn kết cấu ­ Kiểm toán trượt trong nền đất và trong các lớp vật liệu kém dính ­ Kiểm toán về chịu kéo uốn ở đáy lớp vật liệu liền khối

42/ Thiết kế rãnh biên như thế nào ­ Qp ­ Chọn kích thước rãnh biên ­ Kiểm toán khả năng thoát nước rãnh về mặt thủy lực ­ So sánh Qr > Qp, sai số ≤ 5%
­ Chiều sâu rãnh thi công hr= ho+0,25m

43/ Bình đồ là gì: ­ Bình đồ là hình chiếu bằng của tuyến đường, địa hình ,địa vật

44/ Trắc dọc là gì: ­ Trắc dọc là hình chiếu thẳng đứng dọc theo tim tuyến đường và đem duỗi thẳng ra

45/ Trắc ngang là gì: ­ Là mặt cắt vuông góc với tim tuyến tại vị trí các cọc ở trên tuyến

46/ Căn cứ chọn cấp đường? ­ Chức năng đường ­ Nt:lưu lượng xe chạy trung bình ngày đêm ở năm tương lai.

47/ Vận tốc thiết kế? ­ Dùng để tính toán các chỉ tiêu kỉ thuật chủ yếu của đường.

48/ Vận tốc cho phép lưu hành? ­ Phụ thuộc vào điều kiện về đường và điều kiện khí hậu. **** Cống xéo sẽ dài hơn cống ngang đường. **** Độ dốc thiết kế cống từ 2­3% không được <0.5% **** Khi nào bố trí làn phụ xe leo dốc (4054) **** khi nào bố trí đường bên (đường gom).

Phần Thi công

1/ Mục đích phân đoạn thi công. ­ Để biết tính chất công việc và bố trí máy móc hợp lý.

2/ Cách vẽ biểu đồ khối lượng. ­ Đào vẽ lên trên, đắp vẽ xuống dưới.

3/ Cách vẽ biểu đồ đường cong tích lũy. ­ Trên là đào, dưới là đắp, cực trị là chỗ không đào và không đắp.

4/ Mục đích vẽ sơ đồ lu? ­ Xác định số hành trình lu và số ca lu một cách hợp lý.

5/ Nguyên tắc lu. ­ Lu nhẹ (sắp xếp vật liệu). ­ Lu nặng (hình thành cường độ) ­ Lu phẳng.

6/ Rải BTN như thế nào? ­ Tùy từng đồ án cụ thể (Ví dụ: Chia làm hai vệt rải, hai máy rải máy trước cách máy sau 3­5m.)

7/ Mục đích tiến độ thi công theo giờ. ­ Để bố trí nhân lực máy móc hợp lý.

8/ Thời gian triễn khai của dây chuyền mặt đường? ­ Thời gian từ khi máy móc bắt đầu đưa vào hoạt động.

 9/ Thời gian ổn của dây chuyền là gì? ­
Laø thôøi gian daây chuyeàn laøm vieäc vôùi toác ñoä khoâng ñoåi, vôùi daây chuyeàn toång hôïp laø thôøi gian töø luùc trieån khai xong ñeán thôøi gian hoaøn taát.

10/ Phương pháp thi công dây chuyền? ­ Vì khối lượng mặt đường rải đều trên tuyến.

11/ Các bất lợi trong thi công đường? ­ Diện thi công hẹp và kéo dài tuyến. ­ Khối lượng không tập trung và không rải đều trên tuyến. ­ Bố trí công trường, nơi ở công nhân gặp khó khăn. ­ Chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.

12/ Các nguồn ảnh hưởng đến mặt đường và cách khắc phục? ­ Do nước mưa => Có độ dốc ngang, kín nước. ­ Nước ngập => Đắp lề chặt. ­ Nước ngầm => Đắp cao lề đường, hệ thống rãnh ngầm. ­ Hơi nước đọng ở kết cấu áo đường => Đáy móng có gia cố chất kết dính ngăn ẩm, hoặc đệm cát cắt nguồn ẩm.

13/ Khi nền đường đắp cao cần chú ý? ­ chú ý ổn định mái dốc taluy nến đường đắp và có thể thiết kế trên dốc dưới thoải.

14/ Vật liệu nào dùng đắp nền đường? ­ Đất á cát, đất á sét, đất cát (phải đảm bảo hình dạng) có thể bọc xung quanh á cát, á sét.

15/ Các biện pháp xử lý nền đường đắp trên sườn dốc. ­ Nếu độ dốc <=20% dãy bỏ hữu cơ và đắp trực tiếp. ­ Nếu độ dốc từ 20­50% đánh bậc cấp theo hướng vào, dốc vào 2­3%. ­ Nếu độ dốc >50% xây tường chắn hoặc rọ đá.

16/ Độ dốc  ngang của mặt đường như thế nào? ­ i ngang min: Đảm bảo điều kiện thoát nước ngang của mặt đường và phụ thuộc vào loại vật liệu đắp tầng mặt. ­ i ngang max: Không lớn hơn isc lớn nhất ứng với vận tốc thiết kế tương ứng nhằm đảm bảo xe không bị trượt ngang (bụng đường). 17/ Nt, Ntbnăm là gì? ­ Là lưu lượng xe trung bình ở năm tương lai. ­ Lưu lượng xe thiết kế là số xe con qui đổi từ các loại xe khác nhau thông qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian và tính ở năm tương lai (xecqđ/ ngày đêm). ­ Lưu lượng xe thiết kế dùng để xác định cấp hạng đường và một vài yếu tố khác.
18/ Ngcđ (lưu lượng xe giờ cao điểm) ? ­ Dùng để xác định số làn xe và tổ chức giao thông trên đường. ­ Ngcđ =(0.1­0.12) Nt. ­ Ngcđ =

19/ Bước compa (L) ? ­ Dùng để vạch tuyến trên bình đồ ở những nơi khó khăn hiểm trở (1/M) tỷ lệ bình đồ)

20/ Phương pháp đo độ bằng phẳng của mặt đường? ­ Dùng thước 3m đo theo chiều dọc của mặt đường.

21/ Phương pháp đo độ nhám của mặt đường? ­ Phương pháp rắc cát ­ Phương pháp thiết bị điện tử đo độ nhám. (Mặt đường có vận tốc >=80km/h mới có lớp nhám.)

22/ Các hạng mục nghiệm thu. ­ Lớp dưới: chiếu dày, độ chặt, mô đun đàn hồi, kích thước hình học (chiều rộng, cao độ). ­ Lớp trên: chiếu dày, độ chặt, mô đun đàn hồi, kích thước hình học,độ bằng phẳng, độ nhám.

23/ Những hư hỏng mặt đường bê tông nhựa. ­ Nứt, lún, võng…

24/ Các phương pháp lên khuôn đường? ­ Đào hoàn toàn. ­ Đắp hoàn toàn.(đắp lấn, đắp xiên, đắp hỗn hợp, đắp ½.)

25/ Các nguyên lý sử dụng vật liệu trong xây dựng đường? ­ Đá chèn đá (macadam), đá dăm nước. ­ Cấp phối. ­ Lát xếp (dùng cho các quảng trường, …). ­ Gia cố.( vô cơ hoặc hữu cơ) 26/ Các phương pháp đo độ chặt. ­ Dao vòng. ­ Rót cát (để xác định độ ẩm, độ chặt.) ­ Màn mỏng ­ Dùng chất đồng vị phóng xạ.

27/ Qui đổi trục xe khác về tải trọng trục tính toán. ­ <25KN thì bỏ qua. ­ Cụm trục gồm m trục với trọng lượng mỗi trục như nhau. ­ Khoảng cách trục trong một cụm trục >=3m coi như riêng lẽ. ­ Khoảng cách trục trong một cụm trục <3m coi như một trục.

28/ Tải trọng trục tính toán? ­ Được qui định tải trọng trục đơn (100KN). ­ Khi thiết kế phần lề gia cố: số trục tính toán Nt=35­50% tổng trục tính toán của làn xe cơ giới liền kề.

29/ Lựa chọn loại tầng mặt kết cấu áo đường (A1, A2, B1, B2)? ­ Phụ thuộc vào cấp đường. ­ Ne: Tổng số trục xe tích lũy/ làn xe trong suốt thời hạn thiết kế (trục/làn).

30/ Lựa chọn loại vật liệu để thiết kế cấu tạo KCAĐ? ­ Tận dụng vật liệu đia phương. ­ Do lớp mặt trên cùng đắt tiền nên ta chọn mỏng và ở dưới dày. ­ Cường độ vật liệu giảm dần từ trên xuống dưới đề phù hợp biểu đồ phân bố ứng suất. ­ Chiều dày tối thiểu của một lớp vật liệu không lớn hơn 1,5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất có trong nó. ­ Chiếu dày lớn nhất của một lớp vật liệu nên chọn bằng bội số chiều dày đầm lèn có hiệu quả của lớp vật liệu.

31/ Các tính chất kiểm toán kết cấu áo đường mềm? ­ Kiểm tra độ võng đàn hồi cho toàn bộ KCAĐ mềm. ­ Kiểm tra điều kiện chịu kéo khi uốn ở đáy lớp vật liệu liền khối (có chất kết dính vô cơ, hữu cơ…). ­ Kiểm tra chịu cắt trượt (bản chất không bị phát sinh biến dạng dẻo).

32/ Cách xử lý nền đất yếu? ­ Đào bỏ, bấc thấm, cọc cát, bệ phản áp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Học Xây dựng, nhưng lại đam mê máy tính, nên cuối cùng em Thái Pham - 18 tuổi dành tâm huyết với nghề cài win, viết bài và bán laptop dạo.